Wednesday, July 13, 2016

THIỀN TẬP ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY - THÍCH TÂM THÀNH


Thiền đơn giản chỉ là một nghệ thuật sống TỈNH GIÁC liên tục và nhìn các PHÁP như nó hiện đang là, như đúng với bản chất thật của nó.

Một người bình dân cũng có thể học và thực tập được một cách tự nhiên không có khó khăn chi cả. Chúng ta không cần phải là người có trình độ tri thức cao hay điều kiện hoàn cảnh thuận tiện mới học và ứng dụng thiền tập được. Tất cả mọi người, ai ai cũng có thể học và thực hành được và lợi ích sẽ được cảm nghiệm ngay tức thì cho đến lâu dài về sau. Càng thực tập nhiều thì càng có nhiều kinh nghiệm và hưởng được nhiều lợi lạc, không những cho chính bản thân mình mà còn cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả môi trường, vũ trụ nữa.

Thiền tập bắt đầu từ căn bản:
-  Quy Y Tam Bảo chân chánh và đúng pháp.
-  Ứng dụng việc Quy Y Tam Bảo trong đời sống hàng ngày.
-  Thọ trì và gìn giữ năm giới một cách thực tế trong đời sống.
-  Nuôi dưỡng tự thân, gia đình, xã hội và môi trường một cách đúng đắn.
-  Ứng dụng năm giới trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và trị liệu.
-  Quán chiếu và thực hành về 4 loại thức ăn: đoạn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực.
-  Tìm hiểu và ứng dụng "Thiểu dục tri túc-Ít muốn biết đủ"
-  Tìm hiểu và ứng dụng "Tam thường bất túc-Ăn, mặc, ngủ vừa phải thôi" - Hơi thở có chánh niệm tỉnh giác có lợi lạc gỉ?
-  Từng bước chân trong tỉnh thức nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta như thế nào? - Ứng dụng Thiền tập-Sống Tỉnh thức trong việc phòng và trị các bệnh từ thông thường như: dị ứng, cao máu, cao đường, cao mỡ, đau nhức, mất ngủ, mệt mỏi cho đến bệnh ung thư.

Thiền tập bắt đầu từ căn bản của một người Phật tử:

1- Thọ Tam Quy Y và Năm Giới

-                  Khi chúng ta phát nguyện Quy Y Tam Bảo: trước hết chúng ta phải biết rằng mình cần nương tựa liên tục không gián đoạn. Bất cứ giây phút nào chúng ta lơi lỏng ngưng nghĩ hay gián đoạn là chúng ta có thể bị sai lạc hay tai họa. 
-                  Chúng ta phải ý thức được rõ ràng là chúng ta nương tựa Phật nào? Phật gì? hay phẩm hạnh của Chư Phật?  
Nếu nương tựa Phật hiểu một cách cứng ngắc và thông thường theo như nhiều người thường nghĩ thì hiện bây giờ Phật ở đâu? làm sao chúng ta thấy để mà nương tựa đây? Nương tựa tượng Phật hay tranh Phật? Nương tựa Phật Thích Ca hay A Di Đà? Trong vô lượng chư Phật chúng ta nên nương tựa Phật nào đây? Nếu chúng ta nương tựa chỉ một vị Phật thì liệu vị Phật kia có buồn, có giận, có trách chúng ta không? 
Nếu người này nương tựa vị Phật này, còn người kia nương tựa vị Phật khác thì như vậy có khác nhau và chống trái nhau không? Nếu Chư Phật có thể giúp đỡ, bảo hộ hay cứu vớt chúng ta thì tại sao ngày trước Phật Thích ca lại không thể giúp cho người anh em chú bác, người thị giả ân cần, người tài ba đa văn Anada được chứng đạo Thánh quả? Tại sao Phật Thích Ca lại không thể giúp cứu sống lại được đứa con cưng quý duy nhất của người phụ nữ đáng thương khi nàng đến cầu xin Ngài?

-                  Chúng ta phải biết được ta nên nương tựa Pháp nào? Thế gian Pháp hay Phật pháp? Bất liễu nghĩa hay liễu nghĩa Pháp? Tục đế hay Chân đế? Chân lý tương đối hay chân lý tuyệt đối?  
Chư Tổ nói: "Phật pháp bất ly thế gian pháp" Vậy chúng ta phải nương tựa Pháp tương đối hay tuyệt đối đây? Ngay khi Đức Phật còn tại thế, chính những lời dạy được phát ra từ kim khẩu của Ngài và các bậc tăng sỹ trong những ngày đầu thành lập Tăng đoàn toàn là giới danh gia vọng tộc, vưong tôn công tử học rộng hiểu nhiều, thế mà còn không hiểu được đúng lời Ngài dạy để rồi đi đến việc thực tập sai lầm. Thế thì chúng ta ngày nay đã cách Phật quá xa, lại không được học kinh điển từ chính gốc ngôn ngữ của Ngài giảng nói, thì liệu việc học và hành của chúng ta có đúng và có gặt hái được kết qủa tốt đẹp hay không?  
Kinh điển lại qúa nhiều, nếu chúng ta dành cả một đời người cũng không biết có thể học hiểu và ứng dụng được hết hay không? Mỗi vị giảng sư lại diễn giảng một hướng khác nhau và nhiều khi lại còn mâu thuẫn nhau, như vậy chúng ta biết nên nương theo Pháp nào cho đúng đắn và thích hợp đây?

-                  Chúng ta phải biết nương tựa Tăng như thế nào? Nhất là ở xã hôi phương Tây ngày nay, Chùa chiền, Thiền viện thi rất nhiều nhưng có bao nhiêu nơi có được chư Tăng trú ngụ?  
Những nơi có được chư Tăng trú ngụ thì được mấy Tăng? hay nhất Sư, nhất tự? và những vị này có là mẫu mực để cho chúng ta nương tựa hay không? Nan giải, thật là nan giản!!!

Một thiền sinh đơn giản chân chính nên học hỏi và nương tựa Tam Bảo một cách thông minh và thiết thực đúng như tinh thần Đức Phật đã dạy (trong kinh Pháp Hoa). Mượn thế gian hay hình tướng Tam Bảo để quay về nương tựa Tam Bảo của tự thân.

Lấy ví dụ, khi chúng ta bước chân trần trên mặt đất ngay giữa ban ngày với ánh sáng ngập tràn xung quanh nhưng nếu chúng ta đang bận rộn với những ý nghĩ trong đầu óc mình hay đang nói chuyện điện thoại với ai đó hoặc lơ đễnh không chú tâm, thì chúng ta sẽ có thể đạp lên những mảnh miễng chai, gai, hay đá nhọn trên mặt đường. Chúng ta cũng có thể đạp phải phân chó mèo, nước bùn sình hay vấp, trượt chân, té ngã,
v.v.v Do vì chúng ta đã thiếu vắng ánh sáng tỉnh thức bên trong của chinh ́ mình. Ngược lại, nếu chúng ta đang đi giữa đêm tối và xung quanh không có ánh sáng, ánh đèn, nhưng nếu chúng ta cẩn thận, tập trung và chú tâm khi đặt từng bước chân xuống mặt đường. Khi bàn chân của chúng ta vừa chạm phải một vật gì sắc bén ngay lập tức chúng ta sẽ nhớm chân lên hay bước lui trở lại. Cho dù chúng ta có thể chưa phận biệt được rõ ràng vật bén nhọn đó là một miếng miễng chai hay một cái gai, một miếng kim loại nhưng NÓ biết nếu tiếp tục đạp xuống thì sẽ gây tổn hại hay đau đớn.  Cũng vậy, nếu khi chúng ta đạp bàn chân xuống mà cảm nhận ướt, mềm hay lạnh thì ngay lập tức NÓ sẽ nhấc lên và dừng lại chớ NÓ sẽ không dại dột gì mà bước tới để
bị ướt, bị trượt hay bị dẫm vào đám phân dơ bẩn. Bởi vì chúng ta đã luôn thắp lên ánh sáng của sự tỉnh thức bên trong chúng ta. 
Quý vị thấy rõ ràng là ngay lúc chúng ta lâm nguy, gặp chướng ngại, nguy hiểm như thế, đâu có vị Phật hay Bồ tát nào hiện đến nhắc nhở hay cứu giúp chúng ta đâu? Tăng thân hay người thương của chúng ta nhiều khi cũng chẳng có mặt ở đó để giúp đỡ cứu hộ mình mà chỉ có NÓ, chỉ có sự tỉnh giác thường trực của chúng ta nhắc nhở và bảo hộ chúng ta mà thôi. Đó là cái mà chúng ta hay chư Phật gọi là Phật tánh hay Tánh giác, tánh Biết mà không một ai trong chúng ta không có cả. Chỉ có điều chúng ta không giúp cho NÓ được hiện hữu và ứng dụng thường xuyên mà thôi. 
Vậy Quy Y Phật chân chính và thực tế nhất là chúng ta phải biết luôn quay về thắp sáng sự chú tâm tỉnh thức bên trong mỗi chúng ta, thì bất luận là ngày hay đêm, bất cứ nơi nào và gặp bất cứ hoàn cảnh nào NÓ cũng đều giúp đỡ và bảo hộ chúng ta,  đem đến những điều tốt đẹp nhất cho mình. Đó là một trong những PHẨM HẠNH cao quý nhất của tất cả Chư Phật. Chúng ta chỉ cần y cứ, nương tựa, thực hành một phẩm hạnh này thôi thì cũng đã gặt hái được vô lương lợi lạc rồi phải không quý vị.  Nếu ánh sáng của sự tỉnh thức liên tục thường hằng được chiếu rọi thì làm sao chúng ta có thể sa hầm, sụp hố, hay rơi vào hoàn cảnh đen tối khó xử, bế tắc. Như vậy chúng ta đã không thể nào rơi vào cảnh giới tối tăm, khổ đau ngay trong kiếp sống này chớ nói gì đến mai sau. Đó được gọi là thoát khỏi sự rơi vào cảnh giới của Địa ngục, không phải chờ chết đi mới rơi vào mà lắm khi chúng ta đang sống trong đó khi còn mang thân người trong kiếp sống hiện tại.

Tất cả Pháp đức Phật giảng nói dù cho ba tạng kinh điển vẫn không ngoài KHỔ-
KHÔNG-VÔ THƯỜNG-VÔ NGÃ. Cho dù là Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, v.v.v tất cả những quy luật mà chúng ta thường nghe như: luân hồi, nhân qủa, vô thường, chẳng phải là quy luật của Đạo Phật hay do Đức Phật đặt ra. Tất cả những tên gọi khác nhau đó cũng không khác với cái gọi là "Luật bảo toàn năng lượng" hay "Luật Hấp Dẫn", là những quy luật tất yếu của tự nhiên, vũ tru. Cho dù chúng ta thuộc tôn ̣ giáo nào, chủng tộc nào, tầng lớp nào trong xã hội. Cho dù chúng ta có tin hay không tin, thì những quy luật này vẫn luôn vận hành một cách liên tục, khách quan và không ngừng xung quanh chúng ta và ngay cả trong châu thân của mỗi chúng ta từ thể chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô tướng.  
Trong cơ thể chúng ta, cứ mỗi một giây phút có hàng ngàn, hàng triệu tế bào được sinh ra và cũng có hàng ngàn hàng triệu tế bào bị chết đi hay phân hủy. Cũng vậy, tâm thức chúng ta luôn thay đổi và các làn sóng tín hiệu phát ra trong não bộ và cơ thể chúng ta liên tục thay đổi, không ngừng di chuyển và biến đổi.
Như vậy, trong vô lượng Pháp môn, trong vô số kinh điển và quy luật trong Đạo Phật và trong vũ trụ, chúng ta chỉ cần lắng nghe và thuận theo một quy luật duy nhất: “MỌI PHÁP LUÔN ĐỔI THAY” thì chúng ta đã thoát được mọi khổ đau, phiền muộn và sẽ không gây tạo thêm nhiều nỗi khổ niềm đau cho mình và người về sau rồi.
Nếu chúng ta biết moị pháp luôn đổi thay thì chúng ta sẽ không còn cố chấp, bảo thủ, tham lam, ích kỷ, thu gom tích lũy, không c n ganh ghét đố kỵ, không còn ham ăn, ham ngủ hay làm việc kiếm tiền một cách thái qúa để rồi thân tâm ta bị bệnh tật, khổ đau, phiền não hành hạ.
Ngay cả khi chúng ta đang thành công trên mọi mặt, chúng ta cũng không tự cao tự đại huênh hoang hay bám viú, vì chúng ta biết rằng một ngày nào đó chúng nó sẽ tan biến.
Ngược lại, nếu chúng ta đang rơi vào một hoàn cảnh bi đát, một cơn bệnh ngặt nghèo hay đang ở dưới tận cùng của vực thẳm, chúng ta cũng không bi quan yếm thế, tuyệt vọng, khổ đau. Vì chúng ta biết rằng với niềm hy vọng, niềm tin và sự nổ lực thì một ngày nào đó chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiểm nghèo này. Sau cơn mưa trời lại sáng mà.
Trong vô lượng Pháp, chúng ta chỉ cần luôn tâm niệm và thực hành sống thuận với PHÁP này thì thực sự chúng ta sẽ không bao giờ bị dụ dẫn vào những chổ tham lam, không bị lừa gạt, mất mát, khổ đau. Và như vậy chúng ta sẽ thoát đưọc cảnh giới của Ngã qủy ngay trong hiện tại, trong kiếp sống này chứ không phải sau khi chúng ta chết.

Quy Y Tăng.  
Chư Tăng ngày một giảm dần về cả số lượng lẫn chất lượng. Cuộc sống của chúng ta thì càng ngày càng trở nên bận rộn. Như vậy chúng ta phải đi đâu để tìm cho được một chốn già lam có đủ số lượng người xuất gia để được gọi là Tăng (ít nhất là 4 vị). Đi đâu để gặp cho được tăng thân thanh tịnh và hòa hợp để được nương tựa đây? Một thiền sinh học Phật một cách chân chánh phải biết quay về nương tựa Tăng thân của tự thân mình. Chúng ta chẳng cần phải đi đâu xa. Chúng ta chẳng cần phải nhọc công đi tìm kiếm ở phương nào. Trong mỗi con người của chúng ta, ai ai cũng có vô lượng những tăng thân từ lớn cho đến nhỏ.  
Mổi cơ thể con người chúng ta có cả hàng chục hệ thống như: thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, miễn dịch, xương khớp, cơ bắp, da, v.v.v Mỗi hệ thống lại có vô số những cơ quan khác nhau trong đó. Ví dụ như hệ tiêu hóa có răng, miệng, môi, lưỡi, cuống họng, dạ dày, gan, mật, tuỵ tạng, lá lách, ruột non, ruột già, v.v.v Mỗi cơ quan lại có vô số những tế bào trong đó. Ví như lá gan của chúng ta là do hàng triệu triệu tế bào khác nhau hợp lại mà thành. Trong mỗi một tế bào đơn lẻ lại có chứa rất nhiều phần tử khác nhau như: màng tế bào, nhân, màng nhân, nhiễm sắc thể, không bào, ty thể bộ, lạp bộ, lục lạp, sắc lạp, vô sắc lạp, ty thể không chất diêp̣ luc̣, v.v.v 
Như vậy nếu chúng ta biết quay về lắng nghe, nương tựa và giúp đõ những tăng thân ngay trong chính cơ thể của mỗi chúng ta, từ những tế bào li ti, cho đến các cơ quan và hệ thống được luôn hòa hợp, kết nối, hợp tác với nhau làm việc một cách nhịp nhàng không ngăn trở chống trái nhau thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ bị tắc nghẽn, bế tắc, rối loạn hay bệnh tật. Nếu chúng ta có thể luôn lắng nghe, hợp tác, giúp đỡ và nương tựa những tăng thân này liên tục và làm cho chúng thanh tịnh trong sạch thì chúng ta cũng chẳng bao giờ bị nhơ bẩn, ô nhiễm, hôi hám hay bệnh tật khổ đau.

Tóm lại, một thiền sinh bình thường chân chính, nếu chỉ biết quy y Tam bảo một cách đúng đắn và thực hành một cách liên tục tỉnh gíác thì Tam Bảo đều quy về một mối và đem lại vô số lợi lạc từ thể chất đến tinh thần cho mình rồi. Huống chi nếu chúng ta học và thực tập thêm những lời dạy khác của Chư Phật, chẳng hạn như quán niệm về bốn loại thức ăn là-đoạn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Tìm hiểu và ứng dụng tại sao Chư Phật dạy: "Thiểu dục tri túc" tức là ít muốn và biết đủ thì sẽ được an lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên trong lúc khác thì Phật lại dạy "Tam thường bất túc" tức là việc ăn, mặc và ngủ phải không nên cho đầy đủ. 
Nếu chúng ta không tìm hiểu cho kỹ để hiểu và không có sự thực hành thì chúng ta sẽ không hiểu được lòng từ bi và trí tuệ siêu việt của Chư Phật đã muốn dành cho chúng ta như thế nào.

Hy vọng rằng chúng ta sẽ có thì giờ và cơ hội trong khoá tu để tìm hiểu sâu hơn và ứng dụng một cách thiết thực những lời dạy này của Chư Phật để thấy được sự lợi lạc của chúng ngay trong giây phút thực tại và trong kiếp sống này.

Mong sẽ được chia sẽ thêm với đại chúng trong khoá tu Bắc Mỹ 2016.

Kính chúc quý vị vô lượng an lạc, kiết tường và tinh tấn.

Sa môn Thích Tâm Thành


Wednesday, April 27, 2016

Ghi Danh

Quý vị Tăng Ni

Xin vui lòng tải xuống 

phiếu ghi danh ở ĐÂY


Quý vị Cư Sĩ Phật Tử 

Xin vui lòng tải xuống 

phiếu ghi danh ở ĐÂY


Please download 

the enrollment form HERE

Monday, December 14, 2015

Dharma Retreat Invitation


DHARMA RETREAT INVITATION 

NAMO SAKYA MUNI BUDDHA


Respected Monastic Shangha Members,
Dear Buddhist Followers and Members of Vietnamese Buddhist Youth Associations,
The most venerable monks in the Unified Buddhist Congregation of the United States of America and Canada designated us, Buddhist nuns to work on the board of the organization for the Sixth Dharma Retreat in North America. We realized that a unified system of Buddhist study and Dharma practice is very necessary in this present time. Therefore, we devote our time and skills to work for the retreat. We believe that the retreat will show strength of the Vietnamese Buddhist community in the United States of America, and it’ll also help us (Buddhists) to develop our deep understanding of Buddha Dharma and to know how to practice Dharma properly. With the joy of the Dharma, we cordially invite the monastic monks, nuns, Buddhist followers and members of the Vietnamese Buddhist Youth Associations to mark your calendar to join the retreat.
From: Thursday 21st. to Sunday 24th. of July, 2016 
At: Hilton Orange County Hotel / Costa Mesa, 3050 Bristol, Costa Mesa (Santa Ana), CA 92626, T: +1 714 540 7000 / D: +1 714 513 4993.
Enrollment will be open December 12th, 2015 through June 12th, 2016
Fee for hotel and retreat: Each adult: $300; family: first person $300, the second or third $200 each; children under 12 years old $150 each.  (Check pays to: KHOA TU HOC BAC MY)
Please download and fill the application form HERE and then send it with fee for the retreat to:
    An Lac Temple, 5249 E. 30th. Street, Indianapolis, IN 46218 - (317) 545-1234
    Huyen Khong Monastery: 14335 Story Road, San Jose, CA 95127 - (408) 824-5696
    Lam Vien Monastery: 1606 Roy Road, Pearland, TX 77581 - (832) 328-7825
    Quang Minh Temple: 10660 Rosalie Dr., Northglenn, CO 80233 - (303) 350-7252
    Pure Land Meditation Center, 11502 Daniel Ave., Garden Grove, CA 92840 - (714) 266-4171

We sincerely wish the monastic monks, nuns, and Buddhist followers to be in good health and peace, and be supporters for the Dharma retreat being successful. 

In the Dharma,


Board of organization

Tuesday, November 24, 2015

Thư Mời Quý Vị Phật Tử



THƯ MỜI

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính gởi: Quý Thiện Nam Tín Nữ Phật Tử và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử,

Được sự chỉ dạy của Chư Tôn Đức trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada, Ni Chúng chúng tôi nhận lãnh trách nhiệm tổ chức Khoá Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI. Chúng tôi vừa lo lắng, vừa hoan hỷ vì được sự khuyến khích, thăm hỏi và ủng hộ từ Chư Tôn Đức Tăng Ni và Quý Thiện Nam Tín Nữ trong mấy tháng qua. Với sự đồng tâm hiệp lực của Tăng Ni và Phật tử, chúng tôi tin rằng Khoá Tu Học Phật Pháp này rất cần thiết cho Phật tử tại gia và xuất gia. Sự tu học nói lên sức mạnh của cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và phát huy ánh sáng trí tuệ do pháp học và pháp hành song song. Trong niềm vui của giáo pháp, chúng tôi trong Ban Tổ Chức kính mời Quý Thiện Nam Tín Nữ và các anh chị em đoàn sinh gia đình Phật tử để dành thì giờ về tham dự khóa tu học.
Thời gian: Từ ngày thứ Năm 21 đến ngày chủ Nhật 24 tháng 7 năm 2016
Địa điểm: HILTON ORANGE COUNTY / COSTA MESA, 
          3050 S. BRISTOL STREET, SANTA ANA, CALIFORNIA 92626.
Nhận đơn ghi danh từ ngày 12 tháng 12, 2015 tới ngày 12 tháng 6, 2016.
Để trang trải chi phí phòng ở tại khách sạn và các thứ cần thiết cho khoá tu học, mỗi học viên hoan hỷ đóng $300.00.  Trong gia đình đi hai người trở lên, người thứ nhất $300.00, mỗi người sau $200.00.  Trẻ em dưới 12 tuổi, đóng $150.00.
Vui lòng tải xuống và điền phiếu ghi danh TẠI ĐÂY, sau đó gửi cho chúng tôi đến một trong các địa điểm sau:
        Chùa An Lạc: 5249 E. 30th. Street, Indianapolis, IN 46218 - (317) 545-1234
        Tu Viện Huyền Không: 14335 Story Road, San Jose, CA 95127 - (408) 824-5696
         Tu Viện Lam Viên: 1606 Roy Road, Pearland, TX 77581 - (832) 328-7825
        Chùa Quang Minh: 10660 Rosalie Dr., Northglenn, CO 80233 - (303) 350-7252
        Thiền Tịnh Đạo Tràng: 11502 Daniel Ave., Garden Grove, CA 92840 - (714) 266-4171

Thành tâm cầu chúc Quý Thiện nam Tín nữ Phật tử sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc và hoan hỷ ghi danh tham dự khóa Tu Học.

TM. Ban Tổ Chức
Tỳ Kheo Ni Giới Châu
Tỳ kheo Ni Nguyên Thiện  

Thư Cung Thỉnh Chư Tôn Đức



THƯ CUNG THỈNH

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính gởi: Chư Tôn Đức Tăng Ni,

            Vâng theo lời chỉ dạy của chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa trong Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada, chúng con, Chư Ni đảm nhận trách nhiệm trong Ban Tổ Chức Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI.  Chúng con nhận thấy Tăng Ni và Phật tử đoàn kết, cùng nhau ngồi lại, lắng nghe và chia sẻ tâm tư nguyện vọng để làm sáng tỏ và phát triển Phật Pháp đúng theo giáo lý Đức Phật đã dạy tại Hoa Kỳ là điều thiết yếu.  Do đó, Chư Ni chúng con, không ngại khó khăn, đồng tâm hiệp lực, đại lao Phật sự này.  Chúng con thành kính cung thỉnh Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni bỏ chút thì giờ quý báu, đến với đạo tràng, để chia sẻ kinh nghiệm và tạo năng lượng cho Khóa Tu Học Bắc Mỹ lần thứ VI.
Thời gian: Từ ngày thứ Năm 21 đến ngày chủ Nhật 24 tháng 7 năm 2016

Địa điểm: HILTON ORANGE COUNTY / COSTA MESA, 3050 S. BRISTOL STREET, SANTA ANA, CALIFORNIA 92626. 
        Chúng con xin nhận ghi danh từ ngày 12 tháng 12, 2015 tới ngày 12 tháng 6, 2016
        Xin vui lòng tải xuống phiếu ghi danh TẠI ĐÂY và gửi cho chúng con đến một trong các địa điểm sau:
        Chùa An Lạc: 5249 E. 30th. Street, Indianapolis, IN 46218 - (317) 545-1234
        Tu Viện Huyền Không: 14335 Story Road, San Jose, CA 95127 - (408) 824-5696
        Tu Viện Lam Viên: 1606 Roy Road, Pearland, TX 77581 - (832) 328-7825
        Chùa Quang Minh: 10660 Rosalie Dr., Northglenn, CO 80233 - (303) 350-7252
        Thiền Tịnh Đạo Tràng: 11502 Daniel Ave., Garden Grove, CA 92840 - (714) 266-4171

            Chúng con thành kính cầu nguyện Tam Bảo gia hộ chư Tôn Đức Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu.  Sự hiện diện của chư Tôn Đức Tăng Ni làm cho hàng Phật tử tại gia cũng cố niềm tin vào Tam Bảo.  Chúng con hân hạnh được đón tiếp Quý Ngài.  

TM. Ban Tổ Chức
Tỳ Kheo Ni Giới Châu
Tỳ kheo Ni Nguyên Thiện